Điều trị tràn dịch khớp gối sau chấn thương, tràn dịch khớp gối
Đầu gối là một vị trí rất quan trọng trên cơ thể con người, có chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ sức nặng của cơ thể. Chính vì vậy khi người bệnh bị đau dịch khớp gối thì việc làm sạch ổ viêm khớp gối là cần thiết. Vậy phương pháp hút dịch khớp gối trong điều trị chấn thương là gì?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Thạc sĩ Lê Thị Huệ - Khoa Nội Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Thống Nhất.
Đầu gối là một vị trí rất quan trọng trên cơ thể con người, có chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ sức nặng của cơ thể. Chính vì vậy khi người bệnh bị đau dịch khớp gối thì việc làm sạch ổ viêm khớp gối là cần thiết. Vậy phương pháp hút dịch khớp gối trong điều trị chấn thương là gì?
Tràn dịch khớp gối là một trong những bệnh về cơ xương khớp nguy hiểm. Bệnh gây đau đớn và làm giảm khả năng vận động, thậm chí nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây ra tình trạng teo cơ, dính khớp,...
Vùng da quanh gối bị sưng lên đáng kể là triệu chứng của tràn dịch khớp gối.
Tràn dịch khớp gối là tình trạng chất lỏng dư thừa tích tụ trong hoặc xung quanh khớp gối do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, nhiễm khuẩn hoặc bệnh lý. Tràn dịch khớp gối ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt, gây đau đớn khi người bệnh đi lại.
Vùng da quanh gối bị sưng lên đáng kể là triệu chứng của tràn dịch khớp gối.
1. Khi nào thì biết người bệnh gặp tình trạng dịch khớp gối?
Có khá nhiều triệu chứng đặc trưng giúp bác sĩ có thể chẩn đoán ban đầu tình trạng khớp gối của người bệnh như:
Đau khớp gối
Đầu gối bị sưng to, phù nề, bên có dịch sẽ to hơn hẳn bên còn lại
Đau đớn khi di chuyển, đi lại khó khăn
Khả năng vận động kém đi, không thể chạy nhảy linh hoạt như trước
Có thể sốt cao
Cơn đau kéo dài và có xu hướng tăng dần
2. Một số nguyên nhân dẫn đến dịch khớp gối
Có khá nhiều nguyên nhân khiến người bệnh gặp tình trạng đau khớp gối. Được chia ra thành hai nhóm nguyên nhân chính là do tác nhân vật lý và do biến chứng của các bệnh khác.
Chấn thương: Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất khiến tràn dịch khớp gối. Khi vận động quá sức, bị ngã, va đập nặng khiến cho đầu gối bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lúc này, tùy vào tình trạng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định hút dịch khớp gối.
Bệnh lý: Có khá nhiều bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe khớp gối. Nhất là các bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp gối, viêm khớp, viêm bao hoạt dịch khớp gối,... đều có thể khiến người bệnh đau khớp gối và tràn dịch khớp gối.
Lão hóa: Khi tuổi tác càng cao khiến cho xương khớp bắt đầu gặp tình trạng lão hóa, khiến cho xương bị giòn mất đi độ linh hoạt dẻo dai. Lúc này xương khớp dễ bị khô, cứng dễ bị tổn thương.
Nhiễm khuẩn: Các loại virus, vi khuẩn, nấm khi có cơ hội tấn công vào bên trong cơ thể con người cũng sẽ khiến hệ thống xương khớp bị ảnh hưởng.
Dịch khớp gối có thể xuất hiện khi người bệnh bị thoái hóa khớp gối
3. Nguyên tắc thực hiện phương pháp hút dịch khớp gối trong điều trị chấn thương
Hút dịch khớp gối để làm sạch ổ viêm khớp gối là phương pháp điều trị bệnh phổ biến và dễ thực hiện nhất. Đây là một thủ thuật khá đơn giản nhưng vẫn phải đảm bảo quy trình thực hiện và các trang thiết bị chuyên dụng đầy đủ sạch sẽ.
Hút dịch khớp gối.
Chuẩn bị phòng tiểu phẫu vô trùng
Đảm bảo thực hiện đúng quy trình
Bác sĩ thực hiện phải là người có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm phong phú. Phải vệ sinh sát trùng tay và đeo găng tay y tế khi thực hiện.
Dụng cụ sử dụng như kim, bơm nhựa, ống nghiệm,...phải được tiệt trùng cẩn thận đảm bảo vệ sinh
Người bệnh phải được giải thích rõ các bước thực hiện và tự nguyện, hợp tác khi tiến hành thủ thuật
Dịch khớp gối khi được hút ra phải được bảo quản trong nhiệt độ hợp lý. Phải xét nghiệm dịch ngay trong phòng 8 giờ nếu được bảo quản trong nhiệt độ phòng và trong phòng 24 giờ nếu lưu trong điều kiện 4°C đến 8°C.
4. Các bước tiến hành thủ thuật hút dịch khớp gối
Dưới đây sẽ là các bước cơ bản để thực hiện phương pháp hút dịch khớp gối để người bệnh có thể hình dung ra phần nào quy trình các bước:
Sử dụng bút để đánh dấu chính xác vị trí lấy dịch để đảm bảo kim đi vào đúng chỗ
Sát trùng sạch vị trí đã đánh dấu ở khớp gối bằng cồn 1%
Gây mê bằng thuốc hoặc xịt gây mê tạm thời lên vùng đầu gối. Giúp cho bệnh nhân không đau đớn trong quá trình lấy dịch
Tiến hành lấy dịch theo đúng kỹ thuật bằng dụng cụ vô khuẩn
Rút kim ra khi đã lấy đủ lượng dịch cần dùng và băng vị trí đã lấy dịch
Tùy từng tình trạng mà dùng băng để cố định khớp gối
hút dịch khớp gối bằng kim luồn
hút dịch khớp gối bằng kim luồn
hút dịch khớp gối bằng kim luồn
hút dịch khớp gối bằng kim luồn
5. Các biến chứng có thể xảy ra sau khi hút dịch khớp gối
Tuy làm sạch ổ viêm khớp gối bằng phương pháp hút dịch là một thủ thuật nhỏ dễ thực hiện và tỷ lệ thành công là rất lớn. Nhưng không một thủ thuật y tế nào là 100% cả, vẫn có xác suất một vài trường hợp gặp biến chứng. Nguyễn nhân có thể do quá trình thực hiện gặp trục trặc, kỹ thuật của y bác sĩ chưa thành thạo hay do điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
Nhiễm trùng máu
Khi kim đi vào trúng phải mạch máu, dây thần kinh hay gân
Vị trí cắm kim lấy dịch bị đau dữ dội và sưng phù
Phần da bên cạnh chỗ lấy dịch phát ban, đổi màu
Một số trường hợp người bệnh phản ứng với thuốc tê nên buồn nôn, hạ huyết áp hay vã mồ hôi,...
Quá trình hút dịch khớp gối có thể xảy ra một số biến chứng cho người bệnh
6. Một số lưu ý sau khi hút dịch khớp gối
Để tăng hiệu quả điều trị bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân chế độ chăm sóc sau khi hút dịch khớp gối. Cụ thể:
Tùy tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định đeo nẹp chân
Xây dựng và thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học lành mạnh. Bổ sung chất xơ và vitamin tốt cho sức khỏe
Tái khám theo chỉ định của bác sĩ, thường là 6 tháng/ lần để đảm bảo sự phục hồi
Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh tác động đến khớp gối
Kê chân cao lên tránh bị tràn dịch
Chườm đá quanh đầu gối để giảm đau và tránh sưng
Để tránh tình trạng đau khớp gối biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến chức năng vận động, khi xuất hiện các triệu chứng đã nêu trên, bạn nên được thăm khám sớm.
Chọc hút dịch khớp gối là gì? Khi nào cần thực hiện?
Chọc hút dịch khớp gối là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu được sử dụng để loại bỏ chất lỏng ở khớp gối. Thủ thuật này cũng được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra các chấn thương cũng như nguyên nhân dẫn đến sưng đầu gối.
Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện hút dịch khớp gối nhằm một số mục đích như:
1. Để chẩn đoán bệnh lý
Tình trạng sức khỏe tổng thể có thể được phản ánh trong các chất lỏng của cơ thể. Do đó, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị chọc hút dịch khớp gối để hỗ trợ quá trình chẩn đoán. Cụ thể, chọc hút dịch khớp có thể được đề nghị nếu bác sĩ nghi ngờ hoặc muốn loại trừ một số bệnh lý như:
- Nhiễm trùng khớp hoặc bao hoạt dịch khớp gối;
- Rối loạn khớp, chẳng hạn như bệnh gout, bệnh giả gout hoặc viêm khớp dạng thấp;
- Chảy máu vào khoang khớp do chấn thương.
Bác sĩ có thể tiến hành phân tích mẫu dịch khớp trong phòng thí nghiệm để xác định các vấn đề liên quan và có liệu trình điều trị phù hợp.
2. Để giảm đau
Đôi khi chọc hút dịch khớp gối có thể được chỉ định để giảm đau và sưng ở người bị tràn dịch khớp gối. Việc hút dịch khớp có thể làm giảm áp lực lên khớp gối, giảm tình trạng cứng khớp và cải thiện phạm vi hoạt động ở đầu gối.
Hút dịch khớp gối có thể giảm sưng, đau và cải thiện chức năng ở đầu gối
Nếu tình trạng ở đầu gối đã được xác định, bác sĩ có thể chỉ định chọc hút dịch để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Chẳng hạn như một bệnh nhân bị sưng đầu gối do viêm xương khớp và không có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác, bác sĩ có thể đề nghị chọc hút dịch khớp để loại bỏ chất lỏng và giảm đau.
3. Để chuẩn bị cho một mũi tiêm khớp gối
Bác sĩ có thể thực hiện kỹ thuật chọc hút dịch khớp gối trước khi tiêm thuốc điều trị, chẳng hạn như cortisone, axit hyaluronic (chất nhờn) hoặc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu. Trong các trường hợp này, hút dịch khớp gối thường nhằm mục đích loại bỏ các chất lỏng dư thừa, giảm sưng và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Loại bỏ các chất lỏng dư thừa có thể làm tăng hiệu quả của các loại thuốc được tiêm vào đầu gối. Ngoài ra, loại bỏ chất lỏng dư thừa cũng có thể đảm bảo thuốc được tiêm vào đúng vị trí, không gây cảm giác khó chịu hoặc áp lực khác lên đầu gối.
Tràn dịch khớp gối có nên hút dịch không?
Hút dịch khớp gối thường được chỉ định để loại bỏ các chất lỏng dư thừa bên trong hoặc xung quanh khớp gối. Trong trường hợp tràn dịch khớp gối, chọc hút dịch khớp được xem là một phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao, đơn giản và an toàn.
Khi phát hiện bản thân có dấu hiệu Đau khớp gối, Đầu gối bị sưng to, phù nề, bên có dịch sẽ to hơn hẳn bên còn lại
hãy đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
Quý Khách vui lòng bấm số 0986800687 (để gọi Bác sĩ Huệ)
________________
Địa chỉ phòng khám bác sĩ Huệ
153 Tô Ký, Phường Đông Hưng Thuân, Quận 12, TP HCM
